Placeholder Photo

Người đua diều (ghi vội)

Bắt đầu
4 phút đọc

Cuốn tiểu thuyết đầu tay này cũng có vài điều để nói. Đáng ra tác giả nên chia cuốn sách thành ba phần (có lẽ đã rút được kinh nghiệm và thực hiện điều này ở cuốn sau) cho dễ đọc: Phần một – thời thơ ấu của Amir và Hassan, Phần hai – Amir cùng Baba phải rời bỏ đất nước chạy sang Mỹ, Phần ba – Amir trở về quê hương để chuộc lại lỗi lầm. Có thể nhận xét ngắn gọn như thế này: phần một khá nhất, phần hai buồn ngủ, đọc phần ba chỉ vì đã lỡ đọc phần một.

Ông Khaled Hosseini này có một điềm giỏi đó là viết rất nhiều, tràn trề ý tứ để mà viết, mà tả, mà kể về. Hai cuốn tiểu thuyết của ông cuốn nào cuốn nấy dày cộm nhưng mà đều khiến người đọc phải ngao ngán. Không phải vì sách dày mà bởi cách viết đơn giản của ông làm cho mạch truyện cứ đều đều, dẫu rằng lâu lâu ông có chêm vào một số chi tiết gây shock (mặc dù chẳng bất ngờ cho lắm).

Một điểm nữa là ông rất giỏi trong việc làm khổ các nhân vật của mình. Nhưng chung quy vẫn phải nhận xét là ông này hiền. Ông liên lục đưa các nhân vật của mình vào các bi kịch nhưng vẫn chừa cho họ một lối thoát, một con đường sống, một cái nhìn tươi sáng về tương lai,… Rồi khi nhận thấy quả thực mình hiền thì ông lại tiếp tục tạo ra bi kịch mới. Một số độc giả có thể cho rằng như thế là kịch tính hay hấp dẫn hay gì gì đó. Còn tôi thì lại không thích lối dẫn truyện thế này, đọc thấy gượng gạo.

Thêm nữa, trong phần hai tác giả chưa thể hiện được nỗi đau của một con người phải chạy trốn đất nước để đến ở xứ người, mặc dù đây cũng là điều mà tác giả muốn đề cập đến và nỗi đau này cũng chắng kém cạnh nỗi đau mà những người ở lại như Hassan phải gánh chịu.

Cũng cùng viết về tội lỗi, tôi khuyên các bạn nên đọc một tác phẩm mà cái tên của nó đã nói lên tất cả: Chuộc tội của Ian McEwan. Nếu như ngày xưa đọc Chuộc tội tôi muốn chạy thẳng đến tát vào mặt con Briony một cái thì giờ đây (rảnh lắm) tôi cũng chỉ xoa đầu thằng Amir, cho dù nếu so tội lỗi mà hai đứa gây ra thì chưa biết ai hơn ai.

Vậy thì vì sao nó lại trở thành bestseller thống trị hàng trăm tuần ở Mỹ? Tôi nghĩ vì đối với người Mỹ, Afghanistan là một miền đất chưa được nhiều người biết rõ và cuốn sách này trở thành một món ăn lạ lẫm đầy sức hút. Nói chứ ngay cả tôi cũng phải mua một cuốn về đọc thì bảo sao không thành bestseller được? Nếu so với Ngàn mặt trời rực rỡ thì có thể thấy rằng cuốn thứ hai đã có nhiều tiến bộ hơn so với cuốn đầu tay, dẫu vẫn chán như nhau.

Cuối cùng, nếu không chia ra thành từng phần như vậy cũng chẳng sao, vì cuốn này dễ đọc sẵn rồi 🙂

Sơn Phước

Người viết tự do, chuyên viết về điện ảnh và âm nhạc.

Theo dõi Facebook page để cập nhật thêm thông tin bài.

3 Comments

  1. sách của anh này phải kiên nhẫn lắm mới đọc hết dc. quyển này mình đọc hết phần đầu và nữa phần 2 thì nản quá ko đọc nữa. nguyên phần còn lại gặm 5,6 lần mới hết

Trả lời

Your email address will not be published.

Trước đó

Quick reviews từ Goodreads

Tiếp theo

Tản mạn nhạc Acoustic Việt

Latest from Uncategorized

Movies of the 2000s

Một người bạn đọc blog biết tôi thích đọc sách và xem phim nên cố tình