Placeholder Photo

Đọc lại Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Bắt đầu
4 phút đọc

Chọn góc nhìn của một đứa nhỏ để kể lại một câu chuyện không nhỏ là cách mà Nguyễn Ngọc Thuần đã sử dụng trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Cách dẫn truyện không hề mới, dễ khiến độc giả liên tưởng đến Giết con chim nhại của Harper Lee, và thực tế thì giữa hai tác phẩm cũng có những nét khá tương đồng. Chẳng hạn, câu chuyện người lạ mặt thường xuyên để quên một viên kẹo trên bàn cô giáo Hà nhắc ta nhớ lại cái hốc cây bí mật mà Scout tình cờ phát hiện được, ngay cả cái ý tưởng để lại thư cho người lạ mặt cũng không hẳn là mới. Hay như hình ảnh các bà ma-xơ với cây đàn trong nhà thờ cũng đầy vẻ thú vị như khi Calpurnia lần đầu dẫn hai anh em Scout đến với First Purchase. Hay nhân vật chú Hùng, cũng có nét gì đó khiến ta phải đặt ra giả định liệu rằng có phải được xây dựng từ Jack Finch?

Trong văn học nói riêng, và nghệ thuật nói chung (ngày nay có thể dễ dàng nhận ra trong âm nhạc, điện ảnh), giống nhau về ý tưởng, về nhân vật, về bối cảnh xã hội,… chẳng còn là chuyện gì lạ lùng. Quan trọng là cùng một xuất phát điểm, nhưng hai người chọn hai hướng đi khác nhau, chọn phương tiện khác nhau, phân bố thời gian khác nhau, … thì cho dù là cùng về một đích, vẫn có thể dễ dàng chấp nhận được.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ có một mở đầu hết sức cổ điển. “Năm nay tôi mười tuổi. Có nghĩ là trước đây mười năm tôi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Mỗi khi đi đâu, mẹ mang tôi đi. Tôi chưa biết khóc. Một đứa trẻ khi nằm trong bụng mẹ chắc chắn là không biết khóc”. Người đọc phân vân chia làm hai hướng. Một trông đợi câu chuyện về sự trưởng thành, sau những vấp ngã cuộc đời nhân vật chính sẽ không còn là đứa trẻ mười tuổi nữa. Hai hy vọng câu chuyện về tuổi thơ, với những ký ức mà chúng ta không thể nào quên, hoặc đã lỡ quên vì những bộn bề lo toan của cuộc sống.

Nguyễn Ngọc Thuần đã chọn cách thứ hai: đứa bé mười tuổi nhìn nhận cuộc sống từ những mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm,… Cuốn sách chia làm mười tám phân đoạn ngắn (nếu bỏ qua Thay đoạn kết) vừa đủ để trở thành một truyện ngắn, dù có liên quan với nhau nhưng nếu tách ra đọc riêng lẻ thì cũng không khó hiểu. Với số lượng trang chưa tới hai trăm, rõ ràng là Nguyễn Ngọc Thuần không hề có ý định cạnh tranh với Harper Lee về cùng một chủ đề. Tác phẩm của Harper Lee với chủ đề quá lớn nhất định là không chỉ định dành cho đối tượng trẻ em. Còn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, hay ở chỗ dù là trẻ em hay người lớn thì đọc vẫn không thấy chán.

Sơn Phước

Người viết tự do, chuyên viết về điện ảnh và âm nhạc.

Theo dõi Facebook page để cập nhật thêm thông tin bài.

7 Comments

  1. So sánh khá thú vị, bài viết hay. Chị thích giọng văn của cuốn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số” lắm ý. 🙂

  2. Ban thich doc sach,doc roj laj bjet cach nhjn nhan,danh gja nua.gjoj that.hay do ban hoc ve chuyen nganh van hoc hay bao trj.cach vjet rat hay.bjet dau maj sau vjet dc cuon sach nao do nho thong bao len blog.t se ung ho mot cuon

    • Hi, cám ơn bạn. Mình lại học về chính trị cơ 😀

      Mình chưa có ý tưởng gì về viết sách nhưng chuyện tương lai mà, biết đâu được, nếu có chắc chắn sẽ báo cho bạn 😀

  3. tao đọc cuốn này lúc đầu hay, nhưng đọc xong lại thấy, trẻ con mà suy nghĩ gì người lớn thế, nhiều chỗ nó điêu điêu sao ah. Nhưng đọc lần đầu tiên sẽ thấy hay 🙂

  4. cũng cùng cảm giác với Nhi Nguyen ngay từ lần đầu đọc, hầu như không thích cái cách tác giả kể câu chuyện tuổi thơ qua tâm tư quá “già dặn” của một đứa bé như thế, cảm giác bề ngoài có vẻ là suy nghĩ của một đứa bé nhưng ngẫm lại thì cái ý tứ ấy không bé chút nào.

  5. Minh vua phat hien cuon nay,dang doc say me may hom nay, ban chi so sanh diem tuong dong ve noi dung,con giong van va boi vang ,minh nghi minh thik Thuan hon

Trả lời

Your email address will not be published.

Trước đó

Hảo nữ Trung Hoa

Tiếp theo

Đọc tiếp Người trong bóng tối

Latest from Văn học

Moon Palace

Một việc hết sức tình cờ và ngẫu nhiên là vào ngày hôm qua, Cá tháng