Placeholder Photo

Hảo nữ Trung Hoa

Bắt đầu
5 phút đọc

Lý do gì khiến Hân Nhiên coi trọng và bảo vệ cuốn sách này còn hơn cả sinh mạng của bản thân? Bởi vì nó không chỉ là kết tinh từ hàng chục năm trời làm việc với tư cách nhà báo một khi mất đi thì khó có thể tìm lại được, mà còn chính là lời chứng hùng hồn và chân thật nhất về cuộc sống của những người phụ nữ Trung Quốc. Đó có thể là Đào Hồng – cô phát thanh viên chỉ yêu người đồng giới; là bà Trần, bà Dương và trại trưởng Đinh – những người mẹ trong chớp mắt đã để mất con mình giữa đống đổ nát từ trận động đất ở Đường Sơn; hay là cô gái Thạch Lâm cả đời không thể nhận biết được rằng mình đã lớn…

Cứ thế, từng người từng người một không tuân theo một sắp đặt bất kỳ nào về thời gian hay độ tuổi mà dưới sự dẫn dắt từ mạch cảm xúc cũng như hồi tưởng của tác giả cứ lần lượt hiện ra trước mắt người đọc qua từng trang sách. Mỗi người mang trong mình một bí mật mà họ chỉ biết dấu kín vào tận sâu trong lòng. Có người đã khóa kín trái tim mình từ lâu, có người chưa bao giờ biết được cảm giác hạnh phúc khi được bên cạnh người mình yêu, nhưng trong thâm tâm đều mang trong mình một niềm hy vọng, một nỗi khát khao yêu thương. Điều đó tạo nên sức mạnh giúp cho những người phụ nữ tiếp tục sống, tiếp tục tiến lên, vượt qua mọi đắng cay và tủi nhục trong cái thời kỳ vô cùng đen tối và hỗn loạn của lịch sử Trung Quốc.

Hân Nhiên không phải là người đầu tiên và duy nhất viết về phụ nữ. Tuy nhiên, từ lâu tôi vẫn luôn cho rằng chỉ có những tác giả nữ mới có thể thấu hiểu và đồng cảm với phụ nữ một cách sâu sắc nhất. Điều đáng nói ở đây là Hân Nhiên không hề cố gắng biến cuốn sách của mình trở thành nơi để thể hiện quan điểm cá nhân. Bà chỉ đóng vai trò như là một chiếc cầu nối đưa độc giả lại gần với trái tim phụ nữ hơn bằng cách để cho các nhân vật của mình được tự đứng ra nói lên tiếng nói của mình, cũng giống như cái cách mà bà đã làm hàng đêm với chương trình phát thanh Kinh phong dạ thoại.

Ngay cả một vài nhân vật phụ dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng đủ lay động trái tim người đọc cứng rắn nhất: những người mẹ đành phải bất lực trước cảnh con gái mình bị kẻ khác lạm dụng, càng đàu lòng hơn khi đó đó lại chính là chồng mình; những người phụ nữ phải vật lộn trong đói nghèo và khốn khó thậm chí không có được nổi một bát canh hay quả trứng để bồi dưỡng sau khi sinh nở; hay là những người vợ không dám nói với bất kỳ ai rằng mình đã bị chồng đánh đập và hành hạ tàn nhẫn như thế nào,… Tất cả hiện lên sinh động  dưới ngòi bút đầy chất phóng sự của Hân Nhiên, tạo thành một bức tranh đa cảnh đầy ám ảnh về người phụ nữ trong cuốn sách “không thể nào quên” này.

Hân Nhiên không cần thêm thắt hay phóng đại bất kỳ chi tiết nào, bởi ngay chính bản thân những câu chuyện của bà đã có sức sống mãnh liệt, như một tảng đá khổng lồ đè nặng tâm trí người đọc, để rồi ngay cả khi gấp sách lại trong đầu vẫn còn văng vẳng một câu hỏi: “Phải như thế nào thì mới là một người phụ nữ tốt?”. Phải chăng những người phụ nữ mà Hân Nhiên nhắc tới, những người suốt cả cuộc đời sống hết lòng vì chồng vì con mà quên đi cả bản thân của chính mình, là chưa đủ tốt? Vậy thì tại sao họ lại không đáng được tôn trọng và nhận lấy hạnh phúc cho riêng mình?

Sơn Phước

Người viết tự do, chuyên viết về điện ảnh và âm nhạc.

Theo dõi Facebook page để cập nhật thêm thông tin bài.

3 Comments

  1. Mấy năm trước chị hay đọc văn học Trung Quốc nhưng dạo gần đây lười đi hẳn. Vì bài viết này của em chị sẽ tìm đọc cuốn này 🙂

Trả lời

Your email address will not be published.

Trước đó

Ghi chép về Cuộc săn cừu hoang

Tiếp theo

Đọc lại Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Latest from Uncategorized

Movies of the 2000s

Một người bạn đọc blog biết tôi thích đọc sách và xem phim nên cố tình